Mini bar khách sạn

MINIBAR KHÁCH SẠN

Giới Thiệu về Minibar khách sạn (Tủ Lạnh Mini)

Minibar khách sạn, hay còn được gọi là tủ lạnh mini, là một thiết bị thông dụng trong ngành khách sạn được sử dụng để lưu trữ và làm lạnh đồ ăn, thức uống phục vụ nhu cầu của khách lưu trú trong phòng nghỉ. Trong minibar khách sạn, được cung cấp dịch vụ các loại đồ uống và đồ ăn có tính phí dành cho khách sử dụng nếu có nhu cầu ngay trong phòng nghỉ của khách sạn.

Lợi ích của việc sử dụng minibar trong khách sạn

Mini bar trong khách sạn tạo nên sự tiện lợi và thoải mái cho khách hàng

  • Minibar cung cấp sự tiện lợi tối đa cho khách hàng khi họ có nhu cầu sử dụng đồ uống và đồ ăn ngay tại phòng lưu trú, không cần phải ra ngoài tìm kiếm.
  • Khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn các sản phẩm mình yêu thích từ minibar mà không phải chờ đợi hoặc gọi dịch vụ phục vụ phòng.

Tạo Điểm Nhấn Sang Trọng và Chuyên Nghiệp cho Khách Sạn

  • Minibar không chỉ đơn giản là dịch vụ cung cấp bảo quản đồ uống và đồ ăn mà còn là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra không gian lưu trú sang trọng và chuyên nghiệp.
  • Minibar khách sạn cũng là một phần không thể thiếu trong setup khách sạn là một trong những tiện ích không thể thiếu để đảm bảo đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn mang lại cho khách hàng của mình
  • Việc chăm sóc và cung cấp minibar đầy đủ và chất lượng cũng giúp khách sạn tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, từ đó tạo nên sự tin tưởng và thu hút khách hàng mới.

Tăng Doanh Thu cho Khách Sạn

  • Bằng cách cung cấp dịch vụ phục vụ các sản phẩm trong minibar, khách sạn có thể tăng doanh thu thông qua việc bán các sản phẩm thức uống và đồ ăn vặt với mức giá cao hơn so với mua ở ngoài.
  • Chiến lược pricing và up selling thông minh từ minibar cũng giúp khách sạn tối ưu hóa doanh thu từ dịch vụ này.
  • Với sự tiện dụng của minibar khách sạn, việc có một cửa hàng phục vụ đồ uống đồ ăn vặt ngay trong phòng nghỉ khách sạn là một sự tiện ích mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn và sử dụng.

Cách Bảo Quản và Quản Lý Minibar trong Khách Sạn

Bảo Quản Sản Phẩm trong Minibar

  • Kiểm Tra Định Kỳ: Nhân viên khách sạn cần kiểm tra định kỳ tình trạng và số lượng sản phẩm trong minibar để đảm bảo rằng không có sản phẩm hết hạn sử dụng và bổ xung thêm sản phẩm theo danh mục mà khách sạn phục vụ cho khách.
  • Làm Sạch Định Kỳ: Minibar cần được làm sạch định kỳ để tránh tình trạng hư hỏng không đáng có cũng như đảm bảo được vệ sinh an toàn cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
  • Kiểm Tra Nhiệt Độ: Đảm bảo rằng nhiệt độ trong minibar đủ lạnh để bảo quản các sản phẩm thức uống và đồ ăn.

Quản lý sản phẩm trong Minibar

  • Theo Dõi Số Lượng và Doanh Thu: Theo dõi số lượng sản phẩm còn lại trong minibar khi khách trả phòng và nhận phòng. Quản lý và ghi chép lại số lượng danh mục các sản phẩm trong minibar để có thể đảm bảo phục vụ khách hàng đầy đủ để có phương án kế hoạch nhập hàng.
  • Lập Kế Hoạch Nhập Hàng: Dựa vào dữ liệu số lượng sản phẩm còn lại và tình hình sử dụng, lập kế hoạch nhập hàng để đảm bảo minibar luôn đầy đủ sản phẩm. Tối ưu doanh thu từ dịch vụ này.
  • Đào Tạo Nhân Viên: Đào tạo nhân viên về cách quản lý và bảo quản minibar, cũng như về cách tư vấn cho khách hàng để tăng cơ hội upselling.
  • Chất Lượng Sản Phẩm: Đảm bảo rằng minibar luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc này phụ thuộc vào hành vi cũng như chất lượng lượng khách mà khách sạn nhắm tới.

Một số danh mục list minibar mà khách sạn cung cấp

Các loại đồ uống trong minibar khách sạn

  • Nước khoáng: Nước khoáng đóng chai loại nhỏ, đôi khi có cả nước khoáng có ga hoặc không ga
  • Nước ngọt: Một số thương hiệu nổi tiếng như coca cola, pepsi, nước cam twister, nước yến, trà bí đao, 7up hay một số loại soda khác
  • Nước trái cây: các loại nước trái cây thông dụng như nước dừa, nước ép trái cây như nước cam ép, nước dứa hoặc một số loại trái cây mix
  • Bia: các loại bia lon hoặc bia chai từ các thương hiệu nổi tiếng nhu bia sài gòn, bia hà nội, bia budweiser, bia tiger, bia ken
  • Rượu: Các chai rượu loại size nhỏ mà khách hàng có thể sử dụng đc cho cá nhân một số hãng rượu hay được setup trong minibar như rượu Volka, rượu Whisky, rượu Chivas, rượu Johnnie Walker và một số loại rượu mạnh khác ngoài ra thì nên có cả rượu vang đỏ, rượu vang trăng hay Champagne

Các loại đồ ăn nhẹ trong minibar khách sạn

  • Snack: các loại snack nổi tiếng như Oishi, Lay’s, Orion …
  • Socola: dạnh kẹo cứng hoặc socola loại thanh một số thương hiệu nổi tiếng
  • Bánh ngọt: một số loại bánh ngọt hoặc mặn như Oreo, bánh AFC, Cosy, Orion
  • Kẹo: kẹo cao su, kẹo cứng hoặc kẹo dẻo như M&M, Mars, Kinh Do, Bibica….

Sản phẩm khác kết hợp với đồ trong minibar khách sạn

  • Cà phê và trà: Các loại cafe hòa tan như G7, Vinacafe, Nescafe, các loại trà túi lọc như Vina tea, Cozy, Dilmah, Lipton và các loại trà hòa tan khác
  • Nước tăng lực: một số loại nước tăng lực nổi tiếng như Redbull, Monter, Warrior
  • Đồ ăn liền: các loại mi ăn liền, ngũ cốc ăn liền nổi tiếng như Omachi, Acecook, kokomi, Nestle, Kellogg’s

Một số lưu ý khi sắp xếp trong minibar khách sạn

Để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ minibar, việc sắp xếp sản phẩm trong minibar cần tuân thủ theo một số nguyên tắc quan trọng. Đầu tiên, sản phẩm nên được sắp xếp theo danh mục cụ thể, bắt đầu từ trái sang phải để tạo sự ngăn nắp và dễ quản lý. Chẳng hạn, đồ uống có cồn, nước ngọt, nước khoáng, đồ ăn nhẹ và kẹo nên được sắp xếp theo thứ tự nhất định để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Ngoài ra, sản phẩm cần thiết và thường xuyên được sử dụng như nước khoáng, nước ngọt hoặc bia nên được đặt ở vị trí bắt mắt nhất trong minibar. Việc đặt những sản phẩm này ở vị trí dễ nhìn và tiện lợi giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và chọn lựa, đồng thời tăng cơ hội up selling cho khách sạn. Điều này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn tạo ra trải nghiệm thuận lợi và thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ minibar

  • Đồ uống lớn được đặt ở ngăn dưới: Nhằm tránh làm ảnh hưởng đến các sản phẩm nhỏ hơn, các loại đồ uống có kích thước và trọng lượng lớn như chai bia, nước ngọt cỡ lớn nên được đặt ở ngăn dưới cùng.
  • Đồ uống nhỏ được đặt ở cửa minibar: Để tiết kiệm không gian bên trong và tạo tiện lợi khi khách hàng cần lấy, các đồ uống nhỏ như chai nước khoáng nhỏ hoặc lon soda nên được đặt ở cửa minibar.
  • Sắp xếp theo hàng: Ở mỗi ngăn, sản phẩm nên được sắp xếp theo một hàng duy nhất để quản lý dễ dàng. Trong trường hợp có nhiều hơn một hàng, sản phẩm nhỏ và nhẹ hơn nên được đặt phía trước để không che khuất sản phẩm phía sau.
  • Phân loại theo nhóm: Để quản lý hiệu quả, các sản phẩm nên được sắp xếp theo nhóm giống nhau như: đồ uống có cồn, đồ ăn nhẹ, thức uống có ga…
  • Tránh che khuất quạt gió làm lạnh: Để duy trì hiệu suất làm lạnh tối ưu cho tất cả các sản phẩm, cần đảm bảo không đặt sản phẩm che khuất họng thổi hơi lạnh của minibar.

Các mẫu minibar thông dụng cho khách sạn

Call
0777.325.799